Theo thông tin từ Hiệp hội bia - rượu – nước giải khát Việt Nam (VBA), sau khi tập hợp ý kiến của các DN thành viên về dự án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, VBA đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính kiến nghị giãn tiến độ thực hiện; đồng thời không tăng ngay ở mức 15% như dự thảo, mà điều chỉnh theo lộ trình phù hợp, mỗi lần tăng 5% vào năm 2018 và năm 2020.
 
 
Tham gia ý kiến với Bộ Y tế về chuẩn bị xây dựng Luật phòng chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn, TS Phan Đặng Tuất - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty bia - rượu – nước giải khát Sài Gòn cho rằng: Theo cách nhìn nhận của thế giới thì bia là nước uống bổ dưỡng, được xem là nhu cầu sinh học của con người, vì vậy Chính phủ không nên cấm. Nếu Nhà nước không khuyến khích sản xuất trong nước thì sẽ phải nhập khẩu, khi đó mức tiêu thụ sẽ tăng lên rất cao, đây có thể là tác dụng ngược. Đề án dán tem bia của Bộ Công thương cũng được ông Tuất đề cập đến, ví dụ, nếu chi phí 1 tem bia mất 300 VNĐ, trong lúc đó lượng tiêu thụ bia của Việt Nam hiện nay là 3 tỷ lít/năm, tương đương với 9.000 tỷ lon/chai thì mất khoảng 2.700 tỷ VNĐ/năm, đó là chưa kể phải nhập các thiết bị để phục vụ dán tem.
 
Ông Nguyễn Đức Phúc – Giám đốc Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dương khẳng định, dán tem bia là “lấy búa tạ đập ruồi”, vì bia giả, bia lậu rất ít mà chúng ta bỏ hàng ngàn tỷ để dán tem là rất lãng phí. Hiện nay, mức tiêu dùng của người Việt đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới. Bia là ngành đóng góp ngân sách lớn cho Nhà nước, việc dán tem là vấn đề chưa hợp lý so với hiện trạng sản xuất bia hiện nay. 
Ông Nguyễn Xuân Tùng, đại diện Công ty TNHH Diageo Việt Nam nhấn mạnh, đã đến lúc ngành bia phải kết hợp, tạo sự đồng thuận để có tiếng nói chung. Theo đó, cần tập trung nghiên cứu sự tác động của bia đến xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết, thông qua đó tuyên truyền giáo dục ý thức người dân uống có trách nhiệm để góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Theo thông tin từ Hiệp hội bia - rượu – nước giải khát Việt Nam (VBA), sau khi tập hợp ý kiến của các DN thành viên về dự án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, VBA đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính kiến nghị giãn tiến độ thực hiện; đồng thời không tăng ngay ở mức 15% như dự thảo, mà điều chỉnh theo lộ trình phù hợp, mỗi lần tăng 5% vào năm 2018 và năm 2020. 

Mặt hàng rượu bia sẽ chịu thuế như các mặt hàng sa sỉ

 Tham gia ý kiến với Bộ Y tế về chuẩn bị xây dựng Luật phòng chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn, TS Phan Đặng Tuất - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty bia - rượu – nước giải khát Sài Gòn cho rằng: Theo cách nhìn nhận của thế giới thì bia là nước uống bổ dưỡng, được xem là nhu cầu sinh học của con người, vì vậy Chính phủ không nên cấm.

Nếu Nhà nước không khuyến khích sản xuất trong nước thì sẽ phải nhập khẩu, khi đó mức tiêu thụ sẽ tăng lên rất cao, đây có thể là tác dụng ngược. Đề án dán tem bia của Bộ Công thương cũng được ông Tuất đề cập đến, ví dụ, nếu chi phí 1 tem bia mất 300 VNĐ, trong lúc đó lượng tiêu thụ bia của Việt Nam hiện nay là 3 tỷ lít/năm, tương đương với 9.000 tỷ lon/chai thì mất khoảng 2.700 tỷ VNĐ/năm, đó là chưa kể phải nhập các thiết bị để phục vụ dán tem. 

Đó là điều có nên làm

Ông Nguyễn Đức Phúc – Giám đốc Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dương khẳng định, dán tem bia là “lấy búa tạ đập ruồi”, vì bia giả, bia lậu rất ít mà chúng ta bỏ hàng ngàn tỷ để dán tem là rất lãng phí. Hiện nay, mức tiêu dùng của người Việt đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới. Bia là ngành đóng góp ngân sách lớn cho Nhà nước, việc dán tem là vấn đề chưa hợp lý so với hiện trạng sản xuất bia hiện nay.

Ông Nguyễn Xuân Tùng, đại diện Công ty TNHH Diageo Việt Nam nhấn mạnh, đã đến lúc ngành bia phải kết hợp, tạo sự đồng thuận để có tiếng nói chung. Theo đó, cần tập trung nghiên cứu sự tác động của bia đến xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết, thông qua đó tuyên truyền giáo dục ý thức người dân uống có trách nhiệm để góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.